Logo
Logo

Coin Đào: Dấu Hiệu, Lợi Nhuận Và Rủi Ro

Coin đào đa số đều không có hệ sinh thái như Defi, Gamefi hay NFT khiến chúng ta rất khó để đánh giá vậy những dấu hiệu tăng trưởng về mặt giá cả tới từ đâu và chúng ta có thể nhận biết được không?

Apisus - Mar 14, 2024

About image

Coin đào đa số đều không có hệ sinh thái như Defi, Gamefi hay NFT khiến chúng ta rất khó để đánh giá vậy những dấu hiệu tăng trưởng về mặt giá cả tới từ đâu và chúng ta có thể nhận biết được không? Lợi nhuận của các thợ đào đến từ đâu và ảnh hưởng như thế nào tới đồng coin Mining đó.

Để hiểu hơn trước khi đi vào nội dung, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau:

Tổng Quan Về Coin Đào

Coin Đào là gì?

Coin đào hay còn gọi là coin mining là một loạt những đồng coin ám chỉ sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work. Đây là cơ chế hoạt động với thuật toán đầu tiên SHA256 được cho ra đời vào năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto người sáng tạo ra Bitcoin. Theo thời gian, khi người anh cả đã vô cùng thành công suốt từ những ngày đầu, hàng loạt các coin mining được phát triển liên tiếp, mọc ra như nấm với nhiều bổ sung và thuật toán được cải tiến đáng kể.

Hiện nay trên thị trường có vô vàn thuật toán được sử dụng. Top 1 vẫn luôn là thuật toán SHA256 của Bitcoin khi theo sau đó hàng loạt các hark fork đều vẫn giữ nguyên điều này. Dần dần là những thuật toán mới tối ưu hiệu suất và tiết kiệm năng lượng như KHeavyHash, scrypt, RandomX, kawpow, Blake2x, etchash, Eaaglesong... Mỗi thuật toán kể trên đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt được sử dụng cho những đồng coin Pow với nhiều tham vọng thu hút cộng đồng để có thể gặt hái được nhiều thành công như Bitcoin.

Tình trạng khai thác Coin đào năm 2024

Việc khai thác tiền điện tử đã đi được một chặng đường khá dài kể từ những ngày đầu khai thác Bitcoin. Vào thời điểm đó, việc đào coin là một quá trình vô cùng dễ dàng còn có thể thực hiện với một máy tính có CPU khá đơn giản. Tuy nhiên, khi thị trường Crypto phát triển, độ phức tạp cũng như độ khó của việc khai thác cũng tăng theo. Chẳng hạn như có 6 đồng BTC mỗi block mà máy tính nào cũng muốn giải thuật toán để nhận phần thưởng thì đương nhiên độ khó sẽ phải tăng lên.

Ngày nay khi Bitcoin đã được khai thác gần hết cũng như số lượng tham gia đã quá đông, việc hoạt động đòi hỏi cần một phần chứng chuyên dụng như các máy trên thị trường là ASIC sẽ tốn cực kì nhiều năng lượng bởi công suất tiêu thụ điện đáng kể. Không những thế thời điểm having mỗi 4 năm một lần của Bitcoin cũng đang chuẩn bị tới vào tháng 4 năm 2024 sẽ khiến việc khai thác của đa phần Miner luôn trong tình trạng gặp khó khăn.

Chính vì thế thời gian gần đây hay thậm chí một vài năm trở lại trước, việc khai thác Bitcoin đã không còn là ngành hot của đại đa số những thợ đào có nguồn vốn thấp hoặc tầm trung bởi nhiều chi phí phát sinh như tiền mặt bằng, tiền điện hoặc tiền bảo trì thiết bị. Họ sẽ luôn tìm kiếm cho mình một đồng tiền điện tử sử dụng cơ chế Proof of Work để có thể tham gia kiếm lợi nhuận được nhiều hơn.

Lợi Nhuận Của Những Người Khai Thác Coin Đào Tới Từ Đâu?

Block reward

Đây chính là cách mà các Miner trên mạng lưới nhận được các phần thưởng là các đồng coin được tạo ra mỗi Block. Mỗi mạng lưới Blockchain riêng sẽ có thời gian Block/s khác nhau cũng như Block Reward khác nhau. Mình xin lấy một ví dụ về Bitcoin, mỗi Block Reward sẽ sinh ra 6.25 BTC với thời gian khoảng 11 phút. Trung bình mỗi ngày sẽ có 943.3 BTC được sinh ra và số BTC này sẽ được chia cho tất cả thợ đào (miner) đã join vào mạng lưới. Nếu tính với giá 60.000 USD thì trung bình sẽ là khoảng 56 triệu đô được chia cho tất cả bọn họ hàng ngày. Khi having sau đó Block Reward giảm xuống phân nữa, đông nghĩa lợi nhuận sẽ chia 2 nếu giữ nguyên trong khi đó chi phí vận hành sẽ không đổi.

Dưới đây là một số cách để có thể dùng các thiết bị điện tử chuyên dụng để kiếm lợi nhuận.

Khai thác bằng ASIC

Cấu hình cũng như các linh kiện trong máy ASIC được chế tạo và thiết kế chuyên dụng cho việc giải thuật toán một cách nhanh nhất. Một máy mới tính được sản suất có giá thành lên tới hàng ngàn USD. Hiện nay chúng loại máy duy nhất còn có thể khai thác được với BTC. Ngoài ra với hiệu suất vượt trội, chúng cũng có thể được sử dụng để khai thác đại đa số các đồng coin khác.

Khai thác bằng GPU

Đây là một hình thức khai thác sử dụng một hoặc nhiều card đồ họa, tận dụng sức mạnh kết hợp của chúng để giải thuật toán. Một bộ máy điển hình chính là một PC hoàn chỉnh đi kèm nhiều Card đồ họa cao cấp khác nhau. Kiểu khai thác này ban đầu sẽ rất tốn kém vì người dùng cần mua số lượng lớn. Đây là hình thức khai thác phổ biến nhất cho những đồng coin đào khác ngoài BTC bởi độ khó của BTC đã vượt xa giới hạn của chúng.

Khai thác bằng CPU

Đây là cách mà ngày xưa mỗi có nhân nhỏ lẻ chúng ta có thể kiếm được rất nhiều Bitcoin nhưng thời điểm đó đã qua lâu lắm rồi. Ngày mà màn hình máy tính hay màn hình tivi còn sử dụng công nghệ Cathode Ray Tube với kích thước dày cộp. Có thể nói, đây là cách dễ tiếp cận nhất để khai thác Coin đào. Mặc dù vậy, trên thị trường vẫn có một số đồng coin dùng CPU để khai thác những chúng lại có lượng thanh khoản khá tệ và không thể thu hút những Miner.

Khai thác bằng Ổ cứng

Đây là cách tận dụng các phần dung lượng không dùng đến của ổ cứng để tham gia vào mạng lưới xác thực giao dịch. Tính năng này lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2020 với độ hot của đồng Chia (XCH) lúc bấy giờ khiến giá cả ổ cứng tăng mạnh vì sựu thiếu hụt sản phẩm nhất thời do người dùng ồ ạt đi mua ổ cứng vì nó khá rẻ. Sự fomo thời điểm đó lan rộng bắt đầu từ Trung Quốc, nơi có số lượng người dân đông thứ hai thế giới.

Khai thác bằng Cloud

Cloud Mining là một nền tảng khai thác điện toán đám mây nó đơn giản là bạn trả tiền cho một bên công ty để họ khai thác tiền điện tử hộ. Thay vì thiết lập các thiết bị khai thác riêng của mình với nhiều chi phí hoặc sự cố sẽ có thể phát sinh, người dùng sẽ thuê một bên khác và chịu phần phí chia sẻ một chút lợi nhuận cũng như chi phí tiền điện và bảo trì. Mặc dù thoạt nhìn thì có vẻ như đó là một thỏa thuận tốt những việc khai thác này phải chịu rủi ro khá cao khi người dùng phải bỏ trước một số tiền lớn rồi cam kết theo hợp đồng và các điều khoản được đặt gia trong một thời gian nhất định. Khi giá đồng coin khai thác này giảm sẽ rất khó có thể hòa vốn hay nói vui là về bờ.

Mining Pool

Đây là một hình thức phổ biến nhất hiện này hầu hiết những người tham gia đào coin sẽ sử dụng chúng bởi khi độ khó càng tăng lên việc sử dụng một máy riêng lẻ để chiến thắng trong cuộc thi giải thuật toán là rất khó. Vì vậy họ sẽ chộn cách tham gia vào một pool bao gồm một nhóm nhiều thợ đào để tập hợp các tài nguyên gia tăng tỉ lệ được tạo một Block mới. Họ sẽ chia sẻ những Block Reward này với nhau. Miner có thể tạo pool để những Miner khác join vào và cùng kiếm lợi nhuận. Với việc không chỉ Bitcoin mà các coin đào khác đang có độ khó cũng rất cao thì đây chính là cách mà Miner sử dụng nhiều nhất.

Phí giao dịch

Ngoài phần lợi nhuận kể trên được nhận, Miner còn có thể nhận được khoản thu cũng khá lớn đó chính là tới từ phí giao dịch. Đây là phần thưởng thêm để tạp động lực cho Miner tiếp tục xác thực mạng lưới. Theo whitepaper của Bitcoin, khi 21 triệu BTC được đào ra hết, lợi nhuận của các thợ đào sẽ chỉ tới từ phần thưởng giao dịch. Bởi giá trị của BTC sẽ không ổn định, vì thế phần thưởng cũng sẽ thay đổi dựa trên số tiền lúc đó chức không phải số lượng coin.

Mỗi đồng coin Pow khác nhau sẽ có những nguyên lí tính toán phí gas khác nhau tùy vào mức độ mạng lưới nhưng đa phần hiện nay, các đồng coin đào khác đều có mức phí gas khá ổn định và chạy đua theo xu hướng phí gas càng rẻ càng tốt. Giờ đây chỉ có mỗi phí giao dịch của Bitcoin, được tính toán theo một cách riêng.

Các Miner sẽ được tất cả phí giao dịch của Block họ được tạo. Cùng với đó là việc mỗi block sẽ được giới hạn ở mức 1.000.000 byte. Vì vậy việc tối đa hóa lợi ích của họ là việc chọn những giao dịch có dung lượng max 1.000.000 byte. Khi đó họ sẽ được nhận tối đa phí gas. Các giá trị giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng gì tới phí giao dịch, quan trọng nhất đó chính là phí mỗi byte. Phí này được xác định bởi lượng dữ liệu mà giao dịch đó sử dụng. Hiện nay trên sàn Binane phí rút BTC sẽ giao động khoảng 0.00022 BTC (khoảng 13 USD).

Giống như Ethereum bây giờ và ngày xưa khi vẫn còn sử dụng cơ chế PoW, Bitcoin cùng một vài đồng coin đào khác vẫn sử dụng cơ chế đấu phí gas. Nó phản ánh nhu cầu do có nhiều người mới tham gia mạng lưới. Mỗi block trên thực tế chỉ xử lí được một số lượng giao dịch nhất định. Cơ chế này sẽ diễn ra để xác định xem ai là người được chấp thuận và ai không được từ đó khi nhu cầu tăng họ sẽ cần phải trả thêm tiền phí để giao dịch được thực hiện sớm giúp thợ đào có thêm nhiều tiền hơn. Ngược lại khi nhu cầu này giảm, phí chênh đấu giá sẽ bằng 0.

Rủi Ro Của Coin Đào

Rủi ro khai thác

Xét về khía cạnh phần mềm, đối với những thợ đào coin rủi ro họ phải đối mặt chính là mối nguy hiểm từ các phần mềm độc hại. Những Attacker đôi khi sẽ sử dụng những kỹ thuật lừa đảo để lừa người dùng nhấn vào liên kết tải xuống mã khác thác đồng coin nào đó trên máy tính của họ. Chúng cũng có thể lan tỏa, lây nhiễm mã độc bằng việc người dùng vào các trang Web chưa được kiểm duyệt, đặc biệt là các Web lậu 18+, khi họ phải liên tục phải thay đổi IP tên miền. Ngoài ra một số dòng code khi được tải về ở một số nơi còn bị mã hóa, khiến tất cả doanh thu khai thác được sẽ bị chuyển về địa chỉ ví của người khác chứ không phải của người dùng. Mội vài dấu hiệu nhận biết chính là hiệu suất của các máy đào sẽ giảm đi đáng kể.

Tiếp đó về khía cạnh phần cứng, rủi ro lớn nhất mà các Miner sẽ chịu trách nhiệm đó chính là chịu toàn bộ thiệt hại các chi phí linh kiện máy, cũng như không hề nhận được tiền hoàn lại từ nhà phân phối (nếu mua ASIC). Họ có thể chỉ được hỗ trợ bảo trì trong thời hạn quy định. Các máy có hiệu năng càng cao thì giá thành đi kèm càng đắt. Cho nên có đến là cá voi thì cũng phải xem xét thật là kỹ càng.

Tiêu thụ năng lượng cao và tác động tới môi trường

Mức tiêu thụ năng lượng cần thiết để khai thác Bitcoin nói riêng đã là rất lớn. Không chỉ vậy, này nay có hàng trăm đồng coin khác nhau được khai thác khiến cho mức sử dụng điện và lượng khí thải carbon được tuồn ra môi trường ngày một gia tăng. Một vài nguyên cứu chỉ ra rằng, số lượng điện tiêu thụ này thậm chí có thể hơn một vài quốc gia nhỏ sử dụng điện. Phần lớn năng lượng được sử dụng đến từ các nguồn không thể tái tạo như các nhà máy đốt than. Chúng góp phần tạo ra ô nhiễm không khí làm hủy hoại môi trường sống ở mội vài khu vực đó.

Pháp lí chưa chặt chẽ

Đây không chỉ là vấn đề của Coin đào mà nó vẫn là tình trạng chung của toàn bộ các đồng tiền điện tử hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên, về khía cạnh khai thác coin đào. Các công ty, hoặc một nhóm tổ chức riêng lẻ sẽ nhận vô vàn những thách thức trong việc báo cáo thuế thu nhập, chúng có thể tạo ra vô số tình huống phức tạp như lợi nhuận hay số lượng không ổn định về doanh thu hoặc bị lỗ do giá cả giao động cũng như phí mạng lưới.

Nếu so sánh với một vài công ty truyền thống tiền doanh thu của họ là bao nhiêu thì cũng phải nộp thuế theo quy định nhưng đối với các công ty khai thác tiền điện tử, sản phẩm của họ nhận được là những loại tài sản cần Hold và không nên bán để tạo được giá trị cao nhất. Như vậy họ cần phải cân nhắc giữa việc hold và bán. Hơn thế, điều cần báo cáo chính xác phần thưởng khai thác và tuân thủ luật thuế hiện hành sẽ khác nhau rất nhiều do từng khu vực quốc gia có đạo luật riêng.

Rủi ro dự án Ponzi

Một số đồng coin đào chỉ tạo ra với mục đích Ponzi và không có một chút giá trị thực nào. Đa phần giá cả sẽ được phản ánh nhờ tiền của người sau trả cho người trước. Các hình thức này đa phần tới từ mô hình phổ biến khai thác bằng Cloud. Với những người thiếu kinh nghiệm họ rất dễ bị mắc lừa và những người giới thiệu vì phí hoa hồng cao mà bất chấp mời chào, rủ rê, kêu gọi. Ngoài ra, cũng có một số dự án tinh vi hơn khi họ bán các công cụ thiết bị đào chuyên dụng cho đồng coin của bên họ với một mức giá cao hơn. Sau đó họ vẽ vời những lộ trình cụ thể mà bản chất là đi copy source từ các đồng coin tốt khác.

Áp lực lạm phát

Đối với người dùng hold những dự án coin đào vừa mới ra mắt hay thâm chí ở bất kì giai đoạn nào, chúng sẽ được khai thác với số lượng tương đối lớn. Nếu lực mua không đảm bảo, hay chính xác hơn là không có người mới mua thêm, rủi ro nhận về sẽ là những lần bán tháo của thợ đào. Nếu một đồng coin đào có thanh khoản không tốt, việc người nắm giữ sẽ phải chịu thiệt hại về khoản tiền đầu tư là khá cao, bởi bản chất khi họ nắm giữ những đồng coin đào đó, họ sẽ không được earn thêm như các coin PoS khác mà vẫn phải chịu rủi ro về mặt lạm phát như nhau.

Dấu Hiệu Nhận Biết Coin Đào Đang Trong Quá Trình Được Pump

Trước tiên, mình xin nhấn mạnh rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình, mọi người có thể tham khảo để có một góc nhìn mới hơn.

Hash rate - Tốc độ băm

Hệ sinh thái của đại đa số coin đào đều không có những nền tảng cơ sở hạ tầng nhiều cũng như hệ sinh thái mạnh mẽ hơn những đồng coin layer1 sử dụng có cơ chế khác như PoS, PoA, PoH, Layer 2. Yếu tố quan trọng nhất chính là dựa vào tỉ hệ Hash rate của chúng. Nó phản ánh cho việc mạng lưới đó hoạt động ra sao? Có nhiều máy tính (miner) tham gia khai thác không? Hơn thế tính phi tập trung của nó cũng được thể hiện qua thông số này.

Mình xin lấy một ví dụ cụ thể của một đồng coin đào đang khá Hot hiện nay đó chính là KAS động lực tăng trưởng cố lõi của nó ở đâu? tại sao nó là có mức roi ấn tượng x 35 lần từ giá đáy ở đầu năm 2023 tới đầu năm 2024 như vậy. Kaspa hot cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, hot từ thông số tới giá cả. Đầu tiên nhìn vào Network Hashrate. Thời điểm tháng 1 năm 2023, con số này chỉ dừng ở mức 0.44 PH/s đi kèm với đó là giá cho 1 đồng KAS là 0.005 USD.

Theo dòng thời gian, dần dần con số Hash Rate này tăng lên theo thời gian, phản ánh cho việc rất nhiều Miner mới tham gia vào mạng lưới này để khai thác. Giá cả KAS tại thời điểm viết bài là 0.17 USD (x35 lần) trong khi đó, tỷ lệ hash rate lúc này đã lên tới con số hơn x400 lần là 180 PH/s. Như vậy rất dễ nhận thấy rằng khi tỉ lệ Hash Rate nhảy vọt lên, cũng là một dấu hiệu cho đấy đồng coin đào này có thể sắp được Pump, đang Pump hoặc tình trạng mạng lưới đang cực kì tốt.

Hash rate vẫn được giữ nguyên và không có dấu hiệu suy giảm, phản ánh cho việc giá của đồng coin đào đó hiện tại đang có mức Yeild khá tốt dừng ở mức chập nhận được với Miner. Trong thời điểm này họ sẽ tích lũy được cực kì nhiều số lượng. Ngược lại, nếu hash rate giảm, nó đồng nghĩ với việc thợ đào đang có dấu hiệu rời bỏ mạng lưới.

Tỷ lệ phát thải CO2

Mỗi một đồng coin đào đều phản ánh một tỷ lệ Hash Rate riêng tuy nhiên việc chúng ta quan tâm là mức độ trăng trưởng của chúng chứ không phải là dùng con số đó để so sánh với các đồng coin đào khác, bởi vì mỗi đồng coin đào sẽ sử dụng những thuật toán khác nhau cho ra tỷ lệ Hash Rate khác nhau. Nó vẫn chưa phản ánh chính xác được mạng lưới đó có nhiều Miner hay không. Cái chúng ta cần quan tâm đó là đề tỷ lệ phát thải khí CO2 của những dự án đó. Nó là minh chứng cho việc sử dụng nhiều năng lượng cũng như tiêu tốn tài nguyên. Thông số này được tính toán và dựa theo 3 yếu tố đó là Thuật toán, Network Hasrate và Network Dificulty. Mọi người có thể tham khảo tại hashrate.no

Thợ đào Fomo - Mối tương quan

Tại sao lại nói thợ đào fomo? Đầu tiên các thợ đào ở đây nhìn chung có thể đến từ một doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức có tài chính hay những cá nhân khai thác nhỏ lẻ. Họ tự bỏ vốn là các trang thiết bị của mình ra để khai thác lợi nhuận. Tâm lí chung của thợ đào rất đơn giản, đồng coin nào giúp họ nhận được nhiều lợi nhuận nhất họ sẽ khai thác. Tuy nhiên, cũng có một số ít họ lại không quan tâm vào lợi nhuận trước mắt mà lại quan tâm vào việc nhận thức tiềm năng của chúng.

Chính vì tâm lí chung đó, khi một đồng coin đào tăng giá, chắn chắn giá trị lợi nhuận nếu khai thác sẽ được tăng lên, vì vậy họ thường có xu hướng chuyển đổi sang khai thác đồng tiền đó, quá trình này có vẻ như hơi mất thời gian nhưng nếu nằm trong khả năng cho phép họ sẽ chuyển sang khai thác các đồng coin đó. Từ đó phản ánh được việc hash rate sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên khi càng nhiều thợ đào giam gia phần thưởng chia cho thợ đào chắc chắn sẽ giảm xuống. Vậy khi độ khó tăng lên mà giá coin không tăng đồng nghĩa với việc họ cũng chẳng nhận được nhiều lợi nhuận. Quá trình này cứ lặp đi lặp lai liên tiếp như thế ra đời một thuật ngữ gọi là thợ đào fomo.

Có một vài khả năng được đề cập đến trong việc này nữa thông qua việc các Thợ Đào nắm giữ số lượng coin đào lớn thông qua việc khai thác lâu dài. Khi họ muốn xả chúng sẽ rất dễ hiểu rằng họ cần phải trở thành một Market Maker để có thể bán được chúng với số lượng nhiều cũng như giá tốt. Bằng việc này, nó sẽ thu hút 2 lợi ích đó là thu hút thêm thợ đào mới tham gia vào mạng lưới và có thể xả được những đồng coin đó với giá tốt hơn để kiếm lợi nhuận.

Volume giao dịch

Không chỉ coin Đào mà tất cả các đồng coin hiện nay khi nhìn vào Volume đều phản ánh việc pump hay không pump. Tuy nhiên mức độ phổ biến và mức độ quan tâm tới từ nhà đầu tư của từng đồng coin là khác nhau nên việc Volume lớn hay nhỏ không thể dễ nhận biết chúng pump hay không. Điều quan trọng chính là việc so sánh Volume của những ngày giá chưa tăng trưởng và đã tương trưởng khác biệt ra sao.

Trường hợp coin đào mới ra mắt

Trong trường hợp này, rất khó để đánh giá về mặt tỷ lệ Hash Rate, tiềm năng của chúng là dành cho thợ đào bởi khi vừa mới ra mắt số lượng Block Reward là rất nhiều. Đối với những thợ đào, chúng ta không để đọc được suy nghĩ của họ muốn gì. Một vài thợ đào sẽ chỉ quan tâm tới số lượng đồng coin họ đào được. Chính vì vậy giá cả sẽ không tăng mạnh, thậm chí còn giảm nhiều hơn nhờ lực xả khá lớn của thợ đào bởi đa phần những đồng coin đào mới thời gian 2 năm trở lại đây đều không được gọi vốn nhiều, nó đồng nghĩa với việc được list ở các sàn nhỏ và lương thanh khoản giao dịch tương đối thấp. Hầu như phân bổ đều dành do Miner hay nói cách khác Backer chính là Miner. Những dự án coin đào thường rất ít có khả năng thành công cũng như trở thành một xu hướng lớn của thị trường.

Một Số Các Dự Án Coin Đào Tiềm Năng

Dogecoin - DOGE

Dogecoin bản chất không là một meme coin huyền thoại hàng đầu thị trường Crypto, nó là một loại tiền điện tử dụng thuật toán tương tự như Litecoin. Bản chất mục đích của nó ra đời chỉ là lấy cảm hứng từ meme Doge vào ngày 08/12/2013. Thực tế, Dogecoin nổi tiếng không nhờ công nghệ mà chính nhờ cộng đồng của nó. Cộng đồng Dogecoin nổi tiếng với tinh thần vui vẻ, lòng nhân đạo và sự sáng tạo. Người tham gia cộng đồng không chỉ đào tạo Dogecoin mà còn tham gia vào các hoạt động từ thiện, tạo ra những sự kiện giao lưu và chia sẻ thông điệp tích cực.

Với việc đồng coin hưởng lợi bởi nhiều yếu tố như đã vươn mình nhờ Elon Musk, Dogecoin đã thu hút một số lượng cực kì lớn người dùng đặc biệt tại khu vực Mỹ giúp họ tiếp cận tới thị trường Tiền Điện Tử. Theo con số thống kê, dân Mỹ được hỏi đa phần đều nghe tới Doge Coin chứ lại không hề biết Ethereum. Sự kiện Bitcoin having sắp tới có thể cũng khiến Doge tăng trưởng khi sự việc Bitcoin nhận cú sốc nguồn cung sẽ sớm được xảy ra.

Kaspa - KAS

Kaspa là đồng coin Layer 1 có cơ chế Proof of Work sử dụng công nghệ BlockDAG cho ra tốc độ nhanh nhất và khả năng mở rộng trên toàn thế giới. Hoàn thiện hơn anh cả Bitcoin, ngoài việc có tốc độ ra Kaspa còn đáp ứng tiêu chí phi tập trung với mã nguồn mở (Open Source).

Công nghệ BlockDAG (Directed Acyclic Graph) sử dụng giao thức GHOSTDAG protocol. Không giống như các Blockchain truyền thống, GHOSTDAG không tạo ra các block đơn lẻ mà cho phép chúng cùng tồn tại song song và sắp xếp chúng theo Consensus (sự đồng thuận) để kết thúc cho ra một Block với chỉ một giây.

Kaspa hiện mới chỉ được list trên Binance dưới hình thức Future và chưa có Spot. Nhiều khả năng trong thời gian sắp tới KAS sẽ có thêm cặp giao dịch Spot trền sàn. Ngoài ra với động lực gián tiếp từ sự kiện BTC having. Rất có thể đồng KAS vẫn sẽ trong trạng thái tăng trưởng mạnh mẽ.

Ethereum Classic - ETC

Ethereum Classic là một blockchain PoW mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các Smart Contract. Nó được thành lập vào năm 2016 là hệ quả của một cuộc tấn công mạng lưới khét tiếng của Ethereum lúc bấy giờ.

Năm 2016, công ty khởi nghiệp Slock.it của Đức đã khởi động dự án DAO trên Ethereum, được gọi là The DAO. Dự án huy động được hơn 150 triệu USD từ cộng đồng những tin tặc đã khai thác lỗ hổng ở Smart Contract đó đánh cắp 50 triệu USD. Để khắc phực sự có này, đa phần người dùng Ethereum thời điểm đó và Founder Vitalik Buterin đều ủng hộ cho ra một hard fork để dẫn tới một blockchain Ethereum ngày nay. Dĩ nhiên hark fork luôn được ý kiến đa luồng và một bộ phận cộng đồng đã giữ ngueyen Block Chain này và đổi tên thành Ethereum Classic và hoạt động cho tới ngày nay.

Tuy nhiên không vì thế mà nó đi vào dĩ vãng, giá cả tăng trưởng của nó thời điểm sau having 2020 là cực kì ấn tượng trên 30 lần. Ngoài ra khi trước khi sự kiện The Merge diễn ra, nó cũng nhận sự quan tâm khá nhiều từ cộng đồng và một lượng lớn Miner khai thác ETH lúc đó chuyển sang join vào mạng lưới ETC. Thời gian sắp tới, rất nhiều động lực tăng giá đang chờ đợi ETC phía trước.

Ethereum POW - ETHW

EthereumPoW là một hard fork của Ethereum, được sinh ra vào thời điểm sau ETH 2.0 (The Merge Event) và giữ lại đặc tính cũ của nó. Cụ thể, sau khi sự kiện The Merge được diễn ra thành công, Ethereum được chuyển sang vận hành bởi cơ chế Proof of Stake. Phiên bản hark fork này vẫn sẽ tiếp tục được hoạt động theo cơ chế Proof of Work.

Nó được khởi xướng đa phần bởi các nhóm thợ đào bên Trung Quốc, Justin Sun, và một số sàn giao dịch Crypto có trụ sở tại quốc gia này như MEXC, Gate.io hay Poloniex. Sau một thời gian, cộng đồng Crypto dần chấp nhận sự tồn tại song song của hai chain Ethereum khác nhau này. Xem như đó cũng là một cơ hội đầu cơ.

ETHW sau khi được ra mắt đã tạo nên một sức hút đáng kể từ cộng đồng thời điểm năm 2022 khi trong thời điểm đó rất ít có những đồng coin tăng trưởng. Tuy nhiên đó cũng là một vài hiệu ứng tạm thời. Với việc cũng nhận được một phần lượng Miner ETH cũ tham gia vào mạng lưới. ETHW bây giờ vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ngoài ra, trong làn sóng coin đào Binance cũng đã có những động thái list nó dưới hình thức Future và cũng giống như KAS, động thái trong tương lai rất cso thể là list Spot với nhiều khả năng hút thanh khoản tốt hơn.

Zephyr - ZEPH

Zephyr Protocol là một giao thức Stablecoin phi tập trung, an toàn và được thế chấp đầy đủ bởi các loại tài sản Crypto được lấy cảm hứng từ Djed Protocol trên Monero based chain. Djed có xuất phát từ sự hợp tác giữa Ergo Foundation, Emurgo (hệ sinh thái Cardano) và IOHK và lần triển khai đầu tiên là SigmaUSD trên Ergo vào năm 2021.

Zephyr Protocol được thiết kế với tầm nhìn cách mạng hóa ngành công nghiệp stablecoin. Dự án nhằm mục đích hợp nhất các giao thức bảo mật và stablecoin tốt nhất để tạo điều kiện cho các giao dịch và lưu trữ tiền mặt ẩn danh được ổn định. Về lâu dài, dự án đặt mục tiêu đưa ZephUSD (ZSD) được sử dụng làm cặp thanh khoản tương tự như USDT và FUSD.

Dự án này khi mới ra mắt cũng đã tạo được nhiều sự fomo nhất định khi sở hữu cho mình nhiều động lực tăng trưởng, tuy nhiên tính bền vững của nó thì chúng ta cũng cần phải xem xét lại.

Kadena - KDA

Kadena là một blockchain Proof of Work bao gồm các Public Blockchain và Private Blockchain tạo thành Hybrid Blockchain. Kadena sử dụng ngôn ngữ hợp đồng thông minh được gọi là Pact. Một ngôn ngữ thông minh an toàn với tính năng kiểm tra tự động được tích hợp sẵn. Đội ngũ dự án kì vọng Kadena sẽ mạng đến cuộc cách mạng Blockchain, khiến nó có thể được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cả về khả năng tương tác lẫn giao dịch nhanh chóng.

Điểm mạnh của KDA là khác biệt hoàn toàn với những Blockchain POW nhờ cơ chế cũng như ngôn nhữ lập trình của nó. Khả năng mở rộng tương đối tốt, tốc độ nhanh, bảo mật an toàn, TPS cao. Hệ sinh thái của KDA mặc dù có hợi chậm lại so với những blockchain nền tảng PoS khác nhưng nếu so sánh với các đồng coin đào khác thuật toán và công nghệ của KDA sẽ nổi trội nhất.

Gần đây KDA cũng đang có những cập nhật rất nhiều về mặt ngôn ngữ lập trình cũng như tích hợp nhiều công nghệ mới, hứa hẹn sẽ còn rất nhiều đáng để chờ đợi từ dự án này. Nguồn cung của KDA mặc dù ra mắt lâu những vẫn ở mức độ khá thấp khi phải tới năm 2121 nguồn cung của chúng mới được khai thác hết.

Ravencoin - RVN

Ravencoin là một blockchain PoW sử dụng thuật toán kawpow được thiết kế có Smart Contract để các nhà phát triển có thể phát hành Token của mình. Cơ sở hạ tầng mã hóa của Ravencoin dưa trên một fork của Bitcoin, dự án nhấn mạnh cơ chế và mô hình bảo mật thân thiện với phân cấp sẽ là ợi thế chính của nó so với các Blockchain khác.

Dự án được hỗ trợ bởi Medici Ventures, một công ty con của Overstock.com ra mắt vào năm 2018 mà không cần ICO. Ví thế không có đồng RVN nào được dành cho các nhà phát triển, cố vấn hay nhân viên của Medici Ventures. Sau này tới 2020, dự án đã thành lập quỹ Ravencoin với mục đích trở nên độc lập với Medici Ventures.

Làn sóng tăng trưởng cùng ETC của RVN trước sự kiện The Merge năm 2022 cũng là khá lớn. Nó cũng được hưởng lợi đôi chút nhờ số lượng Miner tham gia vào mạng lưới. Với việc là một Fork của Bitcoin, rất có thể trong thời gian Having diễn ra dự án này sẽ được hưởng lợi đôi chút.

Alephium - ALPH

Alephium là blockchain phân mảnh hoạt động đầu tiên đi cùng với cơ chế PoW mang lại khả năng mở rộng cực cao, tích hợp Smart Contracts được lấy cảm hứng từ Ethereum với mục đích cải thiện hiệu suất tốt hơn cũng như tối ưu năng lượng sử dụng. Ngoài ra dự án có ngôn ngữ lập trình riêng cho DApps tương tự như Rust an toàn hơn Solidity.

Alephium được xây dựng thuật toán sharding mới và hoàn chỉnh có tên BlockFlow. Nó cải thiện mô hình UTXO của BTC để có thể mở rộng và sử dụng cấu trúc dữ liệu DAG giúp đạt được sự đồng thuận giữa các phân đoạn khác nhau. Từ đó cho ra 10.000 giao dịch mỗi giây (hiện tại là hơn 400 TPS).

Mặc dù chưa được list ở các sàn lớn, nhưng nhờ làn sóng having và một vài công nghệ mở rộng. Nó đã có mức roi ấn tượng x50 lần kể từ vùng đáy ghi nhận vào đầu năm 2023. Không những vậy, số lượng Miner đang tham gia khai thác đồng coin này đang ngày một gia tăng bởi nguồn cung chỉ có 20% trên thị trường. Đây cũng là một dự án coin đào chúng ta nên theo dõi trong thời gian sắp tới.

Tổng Kết

Coin đào nói chung bản chất vẫn luôn được đánh giá thấp hơn về mặt công nghệ, tuy nhiên đều làm nên thương hiệu và tính bất biến của chúng không nằm ở đó mà chính là nằm ở khía cạnh phi tập trung rất cần thiết của thị trường Tiền Điện Tử. Trên đây là một số thông tin về lợi nhuận của coin đào, rủi ro và những dấu hiện nhận biết khi chúng tăng trưởng, hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm một góc nhìn thú vị hơn về coin đào.

Logo
Logo
Powered by