Logo
Logo

Sàn Giao Dịch Crypto Là Gì?

Hướng Dẫn Mua Bán Trên Binance

Apisus - Jan 29, 2024

About image

Chắc hẳn rằng khi một ai đó tham gia vào thị trường Crypto thì họ đều phải đăng ký và sử dụng ít nhất một sàn giao dịch, vậy sàn giao dịch Crypto là gì? Cùng Hak Research đi tìm hiểu về tầm quan trọng, những lợi ích, rủi ro đi kèm khi sử dụng cách sàn giao dịch Crypto trong bài viết này.

Sàn Giao Dịch Crypto Là Gì?

Sàn giao dịch Crypto (Crypto Exchange) là một nền tảng trực tuyến nơi mọi người có thể dùng nó để mua, bán, trao đổi hay lưu trữ tài sản của mình. Có thể coi sàn giao dịch hoạt động như một bên trung gian kết nối giứa bên muốn mua và bên muốn bán Crypto của mình.

Sàn giao dịch cung cấp một giao diện trực quan để người dùng có thể thực hiện giao dịch một cách hiệu quả nhất. Giao diện này thường bao gồm bảng giá cả, biểu đồ, thông tin về các lệnh mua bán và các công cụ phân tích kỹ thuật.

Có 2 loại sàn giao dịch Crypto phổ biến nhất hiện nay là:

  • Centralized Exchange (CEX): Là các sàn giao dịch tập trung được xây dựng và điều hành bởi một công ty nhất định, người dùng khi sử dụng sàn phải trải qua các thao tác xác minh danh tính cũng như tuân thủ các quy định của sàn.
  • Decentralized Exchange (DEX): Là các sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng hoàn toàn trên On-chain và không được sự quản lý bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào. Do đó tất cả mọi người đều có thể dễ dàng giao dịch trên các nền tảng DEX mà không bị giới hạn bởi một luật lệ nào cả.

Ưu điểm của Centralized Exchange

Những ưu điểm Centralized Exchange mang đến cho người dùng có thể kể đến là:

  1. Giao diện thân thiện: Các nền tảng CEX thường có giao diện người dùng (UI) trực quan và dễ sử dụng, giúp người mới làm quen với thị trường Crypto dễ dàng hơn.
  2. Thanh khoản cao: Do có lượng người dùng lớn nên CEXs thường có tính thanh khoản cao, cho phép người dùng mua và bán tài sản nhanh chóng mà không làm thay đổi giá thị trường quá nhiều.
  3. Bảo mật và an toàn: Các nền tảng CEX thường đầu tư mạnh mẽ vào các biện pháp bảo mật như mã hóa, xác thực hai yếu tố và lưu trữ để bảo vệ tài sản của người dùng.
  4. Hỗ trợ khách hàng: Các nền tảng CEX thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, giúp giải quyết các vấn đề và thắc mắc của người dùng một cách nhanh chóng.
  5. Tiện ích Fiat: Cung cấp các tính giao dịch trực tiếp giữa Crypto và tiền Fiat, điều này rất hữu ích cho người dùng muốn chuyển đổi giữa hai loại tài sản này.
  6. Hệ thống thanh toán: Các sàn giao dịch tập trung thường hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ và thậm chí là các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Ưu điểm của Decentralized Exchange

Không kém canh so với các CEX thì những nền tảng DEX cũng có rất nhiều ưu điểm:

  1. Quyền kiểm soát tài sản: Người dùng giữ quyền kiểm soát đầy đủ đối với private key và tài sản trong ví của mình, không cần phải chuyển giao quyền sở hữu cho DEX.
  2. Quyền riêng tư: Việc sử dụng các nền tảng DEX sẽ không bắt buộc mọi người phải hoàn thành xác minh danh tính (KYC) do đó có thể đảm bảo được sự riêng tư cho dữ liệu cá nhân.
  3. Đa dạng tài sản: Bất kỳ giao thức nào cũng có thể niêm yết token lên các nền tảng DEX do đó số lượng tài sản người dùng có thể giao dịch trên DEX là rất lớn.
  4. Minh bạch: Do các nền tảng DEX hoạt động hoàn toàn trên một mạng lưới Blockchain nên bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được các thông tin trên giao dịch trên đó.
  5. Tính không thể can thiệp: Do hoạt động một cách độc lập bằng các smartcontract nên không có tổ chức hay cá nhân nào có thể can vào hoạt động của các nền tảng DEX.

Nhược điểm của Centralized Exchange

Ngoài những ưu điểm kể trên thì các Centralized Exchange cũng tiềm ẩn một số nhược điểm:

  1. Rủi ro bảo mật: Do các hệ thống CEX thường lưu trữ dữ liệu và tài sản vào một cơ sở dữ liệu duy nhất, nên các hacker thường nhắm vào đó và tấn công. Hàng năm cũng có rất nhiều vụ tấn công nhắm đến các sàn giao dịch gây thất thoát hàng trăm triệu đô.
  2. Quyền kiểm soát tài sản: Tài sản của người dùng khi gửi vào ví được sàn cung cấp thì họ hoàn toàn không có quyền sở hữu private key của địa chỉ ví đó nên nếu có vấn đề gì xả ra thì họ không thể toàn quyền quyết định tài sản của mình.
  3. Sự phụ thuộc vào bên thứ 3: Do mô hình hoạt động tương tự như một công ty truyền thống nên các sàn giao dịch sẽ phải phụ thuộc vào luật pháp tại nơi đặt trụ sở và các quốc gia hỗ trợ, do vậy họ sẽ phụ thuộc vào các bên thứ 3 như chính phủ.
  4. Quyền riêng tư: Việc sử dụng tất cả các CEX ở thời điểm hiện tại yêu cầu mọi người phải hoàn thành quá trình KYC, do đó việc danh tính của người dùng bị lộ ra ngoài vì các vụ tấn công là điều đã từng xảy ra nhiều lần.

Nhược điểm của Decentralized Exchange

Các Decentralized Exchange cũng có một số nhược điểm có thể kể đến như:

  1. Thanh khoản thấp: Do chưa phổ biến với đa phần mọi người nên các nền tảng DEX thường có thanh khoản không quá dày, dẫn đến việc các giao dịch bị trượt giá.
  2. Giao diện kém thân thiện: Giao diện của các nền tảng DEX thường yêu cầu một lượng kiến thức, kinh nghiệm giao dịch nhất định trong Crypto để sử dụng do đó nó thường không thân thiện với người mới.
  3. Dịch vụ hỗ trợ kém: Do mô hình hoạt động một cách hoàn toàn tự động nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng thường không được đầu tư, do đó nếu gặp bất kỳ vấn đề nào thì người sử dụng sản phẩm sẽ không có được hỗ trợ cần thiết.
  4. Khó tiếp cận bằng Fiat: Vì hoạt động hoàn toàn trên Blockchain và tách rời khỏi các dịch vụ thanh toán truyền thống nên việc tiếp cận đến Fiat là rất khó đối với các nền tảng DEX.

Binance

Binance là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn và nổi tiếng nhất trên thế giới được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao (thường được biết đến với các tên CZ). Binance sau đó nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng giao dịch hàng đầu trên các thông số như khối lượng giao dịch, số lượng người dùng hay tổng giá trị tài sản của người dùng nắm giữ.

Ngoài sản phẩm chính là sàn giao dịch ra thì Binance cũng xây dựng một Blockchain dành riêng cho mình là Build And Build Chain (BNB Chain). Token gốc được sử dụng để làm phí giao dịch trên Blockchain này là BNB cũng là Token đại diện cho Binance.

OKX

OKX trước đây được biết đến với tên gọi OKEx, là một sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế có trụ sở chính ở Malta. Sàn giao dịch này được thành lập vào năm 2017 và là một trong những sàn giao dịch Crypto hàng đầu thế giới về khối lượng giao dịch và số lượng người dùng.

Ngoài sản phẩm chính là sàn giao dịch thì OKX cũng cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong cả Web3 có thể kể đến như:

OKX Wallet: Ví tiền điện tử được phát triển bởi OKX.

OKX NFT Marketplace: Sàn giao dịch NFT và Incripsion được phát triển bởi OKX.

X1 Chain: Một Layer 2 được xây dựng bởi OKX.

Uniswap

Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung được ra mắt lần đầu vào năm 2018 trên mạng lưới của Ethereum, trải qua nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau từ Uniswap V1 với mô hình ETH-ERC20 Token, Uniswap V2 với mô hình ERC20-ERC20 đến Uniswap V3 là thanh khoản tập trung giúp người dùng tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn đã đưa vị thế của nền tảng AMM DEX này lên vị thế dẫn đầu toàn bộ thị trường.

Ngoài việc phát triển AMM DEX ra thì ở thời điểm hiện tại Uniswap cũng đang lấn sân sang nhiều mảng khác như việc thành lập Uniswap Labs Ventures để chuyên đi đầu tư vào các Starup hay mua lại nền tảng NFT Marketplace Genie để phục vụ người dùng giao dịch NFT.

Hướng Dẫn Mua Crypto Trên Binance

Bước 1: Đăng ký tài khoản Binance

  1. Truy cập: https://www.binance.com/en/activity
  2. Chọn bắt đầu hình thức đăng ký tài khoản.
  3. Nhập đầy đủ thông tin về Email và số điện thoại.
  4. Tiến hành xác minh danh tính (KYC) bằng giấy tờ định danh.

Bước 2: Mua USDT thông qua Binance OTC

  1. Sau khi đăng ký thành công mọi người cần truy cập vào tài khoản của mình.
  2. Tại giao diện chính của Binance chọn "Trade" -> "P2P"
  3. Chuyển đơn vị thanh toán sang VND và tài sản mua là USDT.
  4. Chọn vào đơn vị có phương thức thanh toán, số tiền tối thiểu phù hợp với giao dịch.
  5. Thanh toán cho người bán và nhận lại USDT.

Bước 3: Mua Crypto bằng USDT

  1. Truy cập vào Profile ở góc phải của giao diện và chọn vào "Assets".
  2. Chọn vào tài khoản "Funding" và chuyển USDT sang tài khoản "Spot".
  3. Chọn lại "Trade" -> "Spot" và tìm kiếm token muốn mua.
  4. Nhập số lượng token, giá muốn mua và chọn "Buy" để mua Crypto.
  5. Ngược lại để bán Crypto thì mọi người chỉ cần nhập vào mục "Sell".

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin mà mọi người cần nắm để hiểu về sàn giao dịch Crypto là gì cũng như cách để mua bán Crypto thông qua Binance. Hy vọng rằng thông qua bài viết này mọi người sẽ có thể tự giao dịch Crypto thông qua các sàn giao dịch.

Logo
Logo
Powered by